Digital Marketing Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z Cho Người Mới

Digital Marketing Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z Cho Người Mới

Đã khiến rất nhiều người trẻ lạc hướng giữa bầu trời thông tin mênh mông, chưa thể tìm thấy hướng đi đúng đắn. Đừng lo lắng! Bài viết này Seo Lười sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những vấn đề, cung cấp thông tin từ A-Z về Digital Marketing là gì? Vai trò hiện nay của digital marketing?

Khái niệm Digital Marketing ngành là gì?

Digital Marketing là một khái niệm không còn mới đối với sự bùng nổ nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay. Đây được đánh giá là một phần không thể thiếu của hầu hết các công ty, từ nhỏ lẻ đến lớn.

Để giúp bạn có góc nhìn tổng quan và chi tiết hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài khái niệm tiêu biểu về Digital Marketing bởi một số chuyên gia hàng đầu thế giới.

Theo Philip Kotler, một trong những “ông hoàng” của ngành Marketing hiện đại: “Digital Marketing là quy trình lên kế hoạch về sản phẩm, giá cả, phân phối và các hoạt động xúc tiến để thoả mãn nhu cầu của các doanh nghiệp và khách hàng thông qua các công cụ tiếp thị kỹ thuật số và Internet.”

Theo Joel Reedy định nghĩa Digital Marketing là “Tất cả những hoạt động để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện kỹ thuật số.”

Trong thế giới Digital Marketing, các hình thức truyền thông được chia làm bốn loại chính: Owned Media, Paid Media, Earned Media, và Social Media. Mỗi loại có vai trò riêng biệt, tạo dựng nên chiến lược marketing đa kênh hiệu quả.

1. Owned Media

1. Owned Media
1. Owned Media

Owned Media là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu tự mình phát triển và kiểm soát. Điển hình là các website, microsite, blog, và những kênh marketing do doanh nghiệp toàn quyền quản lý.

Đặc điểm khác biệt của Owned Media là khả năng tùy biến linh hoạt, khả năng ổn định dài lâu và tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu. Hơn nữa, triển khai chiến lược marketing trên các kênh truyền thông có thể tiết kiệm chi phí đáng kể so với các kênh truyền thông khác.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chính là việc xây dựng và triển khai Owned Media sẽ mất nhiều công sức nhằm có được sự thừa nhận và tin tưởng từ công chúng.

2. Paid Media

2. Paid Media
2. Paid Media

Paid Media (truyền thông trả phí) là phương thức được doanh nghiệp sử dụng nhằm đưa nội dung quảng cáo thu hút khách hàng mục tiêu thông qua các kênh như quảng cáo hiển thị, quảng cáo banner, quảng cáo mạng xã hội, KOLs, hoặc các chiến dịch retargeting.

Paid Media có đặc điểm nổi bật là độ linh hoạt cao, có thể triển khai ngay lập tức, và khả năng tiếp cận rộng rãi. Đặc biệt, các chiến dịch trên Paid Media cho phép theo dõi chỉ số và kết quả rất cụ thể, để các Marketer dễ dàng kiểm soát và hiệu chỉnh nhằm đạt chất lượng cao.

3. Earned Media

3. Earned Media
3. Earned Media

Earned Media (truyền thông lan truyền) được xem là “vàng” trong Digital Marketing. Đây là khi khách hàng và công chúng chủ động share, lan toả thông tin và xây dựng hình ảnh thương hiệu mà không tốn chi phí.

Earned Media có khả năng xây dựng niềm tin vững chắc và mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt đối với sự thúc đẩy hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của Earned Media là không thể kiểm soát và đo lường, vì vậy nó có thể chứa cả những bình luận tiêu cực không mong muốn.

4. Social Media

4. Social Media
4. Social Media

Social Media là một phần không thể thiếu của chiến lược Marketing Online. Đây là các hình thức giao tiếp kết nối thương hiệu với công chúng mục tiêu trên các kênh truyền thông xã hội của bên thứ ba bao gồm Facebook, Instagram, YouTube, Twitter, và các diễn đàn.

Các kênh Social Media cho phép doanh nghiệp chủ động tiếp cận, thấu hiểu và giải quyết vấn đề của khách hàng một cách dễ dàng và chi phí tiết kiệm.

Vai trò quan trọng của digital marketing trong thời đại hiện nay

Vai trò quan trọng của digital marketing trong thời đại hiện nay
Vai trò quan trọng của digital marketing trong thời đại hiện nay

Marketing đóng vai trò giống như một cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đem tới nhiều lợi ích thiết thực đối với cả hai bên.

  1. Hiểu rõ khách hàng: Doanh nghiệp dễ dàng nhận biết tâm lý, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng, qua đó cung cấp được sản phẩm và dịch vụ theo như kỳ vọng, tạo nên mức độ thỏa mãn cao nhất.
  2. Xây dựng thương hiệu: Marketing chính là cách thức giúp tạo dựng và duy trì uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi thương hiệu trở nên phổ biến và được yêu thích, khách hàng sẽ có tâm lý trung thành nhất định, giúp tăng cơ hội phát triển và mở rộng thị trường.
  3. Tăng doanh thu: Marketing đóng vai trò như động cơ thúc đẩy doanh thu bán hàng. Qua các chiến lược quảng cáo sáng tạo, khuyến mãi hấp dẫn, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mới và tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự.
  4. Tạo lợi thế cạnh tranh: Để khác biệt giữa đám đông, doanh nghiệp cần tìm ra cách cạnh tranh so với đối thủ. Marketing giúp tạo ra sự khác biệt lớn, bằng cách tập trung khai thác những thế mạnh nổi trội của sản phẩm và dịch vụ.
  5. Cải thiện những trải nghiệm mà khách hàng mong muốn: Marketing không chỉ dừng lại ở hoạt động bán sản phẩm và nỗ lực để duy trì mối liên hệ dài hạn với khách hàng. Doanh nghiệp có thể tăng sự trung thành của khách hàng, tạo cơ hội giúp họ tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng.

Các công cụ truyền thông phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing

Hiểu được các công cụ truyền thông trong Digital Marketing là điều vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp và đặc biệt là các Marketers thực thi chiến lược Marketing nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây là những công cụ truyền thông cơ bản bạn cần phải biết:

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing & SEO)

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing & SEO)
1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing & SEO)

SEO như là xương sống của Digital Marketing. Đây là các công việc bao gồm thiết kế lại website, tối ưu hoá SEO, và xây dựng content tốt nhằm cải thiện mức độ hiển thị của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

SEO mang lại nhiều lợi thế, bao gồm:

  • Tận dụng nguồn lưu lượng truy cập dồi dào.
  • Xây dựng thương hiệu, lòng tin và giá trị.
  • Nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, xây dựng chiến lược dài hạn và vững chắc.

2. Quảng cáo tương tác

2. Quảng cáo tương tác
2. Quảng cáo tương tác

Quảng cáo tương tác tập trung vào việc thúc đẩy mức độ tương tác của khách hàng trên nền tảng Internet, thông qua những hành động bình luận, chia sẻ, mô tả, click vào, coi video, v.v. Mục tiêu sau cùng là gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy thêm doanh số cho doanh nghiệp.

3. Quan hệ công chúng trực tuyến

3. Quan hệ công chúng trực tuyến
3. Quan hệ công chúng trực tuyến

Online PR là công cụ giúp thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận được với số lượng rộng lớn người tiêu dùng trên các nền tảng trực tuyến.

Khác với PR truyền thống, nội dung và câu chuyện truyền thông của Online PR được lan tỏa rộng rãi thông qua các nền tảng trực tuyến, giúp tiếp cận đúng khách hàng và tăng cường uy tín cho doanh nghiệp.

4. Email Marketing

4. Email Marketing
4. Email Marketing

Email Marketing là phương thức tiếp thị thông qua email, được dùng để truyền tải các thông điệp bán hàng, quảng cáo sản phẩm, các chương trình ưu đãi đến khách hàng tiềm năng.

Đây là một cách tiếp cận tiết kiệm chi phí, giúp xây dựng thương hiệu, lòng trung thành và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Đặc biệt, các chiến dịch Email Marketing cho phép đo lường và phân tích hiệu suất để từ đó tối ưu hoá chiến lược.

6 bước lập kế hoạch Digital Marketing đầy hiệu quả

6 bước lập kế hoạch Digital Marketing đầy hiệu quả
6 bước lập kế hoạch Digital Marketing đầy hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng.

Bước 2. Tìm hiểu và phân tích thị trường hướng đến

Bước 3. Thiết kế nội dung và thông điệp hướng đến khách hàng

Bước 4. Chọn công cụ và kênh truyền thông phù hợp

Bước 5. Phân bổ nguồn lực và ngân sách thông minh

Bước 6. Đánh giá, đo lường hiệu suất kết quả

Kết luận

Digital Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cách tiếp cận và giao tiếp với khách hàng trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Từ việc quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu trang web trên bộ máy tìm kiếm, đến việc đo lường hiệu suất chiến dịch.

Hy vọng bài viết trên của Seo Lười đã giúp bạn nắm vững thêm về khái niệm Digital Marketing là gì? Vai trò của nó cùng cách sử dụng các công cụ hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *